Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn phường Trường Xuân

Thứ hai - 18/04/2022 03:05
Triển khai tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ và thực hiện Đề án nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường Trường Xuân năm 2022
     ỦY BAN NHÂN DÂN                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHƯỜNG TRƯỜNG XUÂN                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
     #SoKyHieuVanBan #                                                                                         DiaDiemNgayBanHanh
KẾ HOẠCH
Triển khai tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ và thực hiện Đề án
nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường Trường Xuân năm 2022

 

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 27/10/2021 của HĐND phường Trường Xuân về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường Trường Xuân, giai đoạn 2021-2026;
Căn cứ Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của UBND phường Trường Xuân về việc ban hành Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường Trường Xuân, giai đoạn 2021-2026;
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phường dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển thương mại - dịch vụ nông nghiệp;
- Giảm dần việc chăn nuôi, tăng cường công tác chuyển đổi cây trồng đặc biệt là cây ăn quả, chất lượng nông sản được kiểm soát tốt gắn với việc xây dựng thương hiệu nông sản;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích gắn với việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống người nông dân trên địa bàn phường.
2. Yêu cầu:
- Việc triển khai các nội dung Đề án cần bám sát vào các chính sách của Trung ương, tỉnh, thành phố và của địa phương để chuyển tải đầy đủ thông tin đến Nhân dân, đặc biệt là Hội viên nông dân trên địa bàn;
- Chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên nhiều kênh, nhiều hình thức, bên cạnh công tác truyền thông của Trung tâm văn hóa – thể thao phường thì vai trò của UBMT & các hội đoàn thể là hết sức quan trọng.
- Việc thực hiện các nội dung của Đề án, xây dựng các mô hình kinh tế phải đảm bảo tính cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp chung của thành phố, địa phương và đặc biệt là phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, nhu cầu thị trường,..
- Các chính sách triển khai phải đồng bộ, công khai, minh bạch,… đối với các chính sách hỗ trợ của địa phương để xây dựng mô hình phải đảm bảo đúng trọng tâm, hiệu quả, tiết kiệm và nhân rộng được mô hình.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết, chính sách:
1.1 Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các nội dung, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp được quy định tại các Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam, bao gồm:
+ Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
+ Nghị quyết 02/2019/NQ-HDND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2025;
+ Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
+ Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới nước tiên tiến, tiết kiệm nước tưới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
+ Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025;
+ Nghị quyết số 25/2021/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025;
+ Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025;
- Tuyên truyền Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;
- Tuyên truyền các nội dung, chính sách của Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị trên  địa bàn phường Trường Xuân, giai đoạn 2021-2026;
1.2 Đơn vị chủ trì: Ban Kinh tế phường;
1.3 Đơn vị phối phối hợp:
- Hội Nông dân và Trung tâm VH-TT phường;
- UBMT & các Đoàn thể chính trị - xã hội phường;
1.4 Thời gian  thực hiện: Quý II và III năm 2022.
2. Triển khai các chính sách hỗ trợ của phường trong việc xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị trong năm 2022
2.1 Lĩnh vực trồng trọt:
2.1.1 Về sản xuất lúa giống: Phối hợp với Thái Bình Seed và Hội Nông dân phường vận động nông dân khối phố Xuân Đông liên kết sản xuất 02ha lúa giống thông qua việc thành lập Tổ hợp tác, trên cơ sở đó từng bước nhân rộng, đảm bảo từ 7-10ha tại khối phố Xuân Đông và Xuân Bắc; Duy trì liên kết sản xuất 03ha lúa giống tại khối phố Xuân Nam.
- Về cơ chế hỗ trợ:
+ Đầu tư hạ tầng: Tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện các công trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng phục vụ cho việc tưới - tiêu nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là vùng rau Xuân Bắc;
+ Các chính sách hỗ trợ: Triển khai tuyên truyền và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo các chính sách: Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được quy định tại Quyết định 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả thực phẩm:
- Tiếp tục vận động bà con Nhân dân khối phố Xuân Bắc, Xuân Tây, Đồng Sim và Xuân Nam  duy trì việc sản xuất rau, củ quả tại các vùng: Tổ 6 KP Xuân Bắc, HTX Nông nghiệp xanh, HTXNN CNC Trường Xuân, vườn Bình-Gò mã Thang, gò ông Niệm,… với quy mô 4,5ha. Khuyến khích phát triển đa dạng chủng rau, cây thực phẩm, các giống rau mới, rau đặc sản, đẩy mạnh sản xuất rau quả như bầu, bí, cà,… đáp ứng nhu cầu cho cư dân thành phố. Phối hợp triển khai một số mô hình mới có áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới nước hiện đại,..
- Về các chính sách hỗ trợ:
+ Hỗ trợ đầu tư hạ tầng: Đầu tư đường giao thông nội đồng, kênh tưới, kênh tiêu, hệ thống điện, giếng khoan và bể chứa nước cho vùng sản xuất rau, củ, quả thực phẩm an toàn.
+ Hỗ trợ đầu tư kênh mương thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm theo quyết định 559/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam và từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản của phường; Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo nghị quyết 25/2021/NQ-UBND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam; Hỗ trợ cho việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: theo quyết định 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam; Hỗ trợ xây dựng sản phẩm ocop theo chương trình ocop của tỉnh; Hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap, rau hữu cơ theo cơ chế của thành phố với tỉ lệ 30% kinh phí thực hiện nhưng không quá 30 triệu/mô hình,..
2.1.3. Phát triển vùng sản xuất hoa, cây cảnh:
- Quy hoạch và phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung diện tích khoảng 02 ha với các hình thức trồng chuyên canh, trồng hoa theo mùa tại khối phố Xuân Bắc, Xuân Tây, Đồng Sim và Xuân Nam.
- Về các chính sách hỗ trợ:
+ Đầu tư hạ tầng: Ưu tiên thực hiện đầu tư ở một số nhóm hộ, như khoan giếng, xây bể chứa để cung cấp nước cho các vùng trồng hoa theo mùa vụ.
+ Hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm theo quyết định 559/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam và từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản của phường; Hỗ trợ cho việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quyết định 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam; Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể: theo nghị quyết 25/2021/NQ-UBND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam. Hỗ trợ giống, chính sách phát triển trồng hoa theo cơ chế của thành phố: hỗ trợ 50% chi phí mua giống hoa mới để thực hiện mô hình nhưng không quá 30 triệu đồng/hộ; Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản xuất giống hoa chất lượng cao với tỉ lệ hỗ trợ là 30% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
+ Hỗ trợ địa điểm bán hoa, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế của thành phố là 5 triệu đồng/hộ, hỗ trợ 1 lần cho các hộ trồng hoa có liên kết với siêu thị, cửa hàng bán hoa ổn định trong vòng 1 năm. Bên cạnh đó địa phương sẽ hỗ trợ cho các hộ trồng hoa trên địa bàn 50% chi phí thuê mặt bằng bán hoa trên địa bàn phường (mỗi hộ được thuê 01 lô).

2.1.4 Phát triển kinh tế vườn, chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn:

- Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế vườn, từng bước cải tạo các vườn tạp, phát động nhân dân tham gia chỉnh trang, cải tạo vườn tạp, khai thác triệt để tài nguyên đất gắn với môi trường vườn quê xanh, sạch, đẹp và đem lại hiệu quả kinh tế thông qua các mô hình: trồng cây ăn quả, cây dược liệu, rau ăn củ, trồng cỏ nuôi bò... tại các khối phố khoảng 21ha (cả giai đoạn 2021-2026):
- Các chính sách hỗ trợ:
+ Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; Hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm theo quyết định 559/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam và từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản của phường; Hỗ trợ cho việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: theo quyết định 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam; Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể: theo nghị quyết 25/2021/NQ-UBND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam. Hỗ trợ giống, vật tư theo cơ chế của thành phố, hỗ trợ cải tạo đất, máy nông cụ theo cơ chế của thành phố;
+ Ngân sách phường hỗ trợ thêm: Chi phí tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây ăn quả, tham quan học tập các mô hình trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ một phần chi phí mua cây giống, tối đa 05 triệu/mô hình từ 1000 m2 trở lên, mỗi năm hỗ trợ tối đa 02 mô hình, hỗ trợ sau đầu tư.
2.2. Lĩnh vực chăn nuôi:
2.2.1 Công tác tuyên truyền, định hướng:
- Triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Chăn nuôi, khuc vực được chăn nuôi, giảm dần việc chăn nuôi trong các khu dân cư tập trung, chỉ khuyến khích phát triển nuôi đại gia súc như trâu, bò gắn với các vùng có điều kiện phát triển đồng cỏ. Giảm dần đàn heo, gia cầm và thủy cầm, khuyến khích phát triển các mô hình nuôi thú cảnh, chim cảnh, cá cảnh, động vật hoang dã trong danh mục theo quy định để phục vụ nghiên cứu, phát triển du lịch,..
- Khuyến khích người dân phát triển 02 đối tượng nuôi chính (bò lai và gà thả vườn): nuôi bò nhốt gắn với việc trồng cỏ đảm bảo nguồn thức ăn, ưu tiên phát triển bò lai, đặc biệt là bò 3B; Đối với các cơ sở chăn nuôi heo, gia cầm, thủy cầm hiện có cần đảm bảo các điều kiện chăn nuôi theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sinh học, định hướng giảm dần quy mô đàn.
- Nuôi trồng thủy sản: Khuyến khích nhân dân tại một số vùng đất trũng có điều kiện thuận lợi nguồn nước để phát triển nuôi cá nước ngọt và các loại thủy sản phù hợp với nhu cầu thị trường đô thị như cá lóc, ếch, baba, ốc bưu đen,..gắn với dịch vụ câu cá, nhà hàng,…
2.2.2 Các chính sách hỗ trợ:
- Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 đối với các hộ có đề án chăn nuôi, phù hợp theo quy hoạch và đáp ứng các quy định về chăn nuôi; Các chính sách hỗ trợ của thành phố cho giống vật nuôi mới là 50% chi phí mua giống để thực hiện mô hình điểm nhưng không quá 30 triệu đồng/hộ; Hỗ trợ xử lý môi trường theo cơ chế của thành phố là 50% chi phí xây dựng hầm biogas hoặc đệm lót sinh học nhưng không quá 03 triệu đồng/gia trại, 10 triệu đồng/trang trại, 02 triệu đồng/chuồng/hộ.
- Ngân sách phường hỗ trợ sau đầu tư chi phí mua giống để thực hiện các mô hình nuôi thú cưng, động vật cảnh, động vật hoang dã có giấy phép…theo mục đích nghiên cứu và thương mại, mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí mua con giống nhưng không quá 10 triệu/mô hình, mỗi năm hỗ trợ tối đa 02 mô hình.
- Lĩnh vực thủy sản:
+ Chính sách của thành phố là hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm; Hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện mô hình dịch vụ tại chổ (câu cá, nhà hàng) nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
+ Ngân sách phường sẽ hỗ trợ một phần chi phí mua con giống (hỗ trợ sau đầu tư) để thực hiện các mô hình nuôi ếch, baba, ốc bưu đen,..mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí mua giống nhưng không quá 2,5 triệu đồng/mô hình có diện tích mặt nước trên 100m2, mỗi năm hỗ trợ tối đa 02 mô hình.
2.3. Chuỗi giá trị nông sản:
2.3.1. Công tác tuyên truyền, định hướng: Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông sản nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, kiểm soát chất lượng nông sản và đặc biệt là cung ứng nông sản thực phẩm an toàn cho người dân, trong đó, tập trung nâng cao chuỗi rau an toàn và định hướng phát triển chuỗi thịt an toàn.
Đối với chuỗi rau an toàn: tập trung, hướng dẫn các hợp tác xã nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá tiêu thụ, sản phẩm. Đối với định hướng phát triển chuỗi thịt an toàn: Liên kết các hộ chăn nuôi heo, bò có quy mô đảm bảo về điều kiện nuôi an toàn sinh học kết nối với các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, bếp ăn tập thể để tạo thành kênh tiêu thụ nông sản.
2.3.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: UBND phường sẽ tập trung hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị Thành phố hỗ trợ theo cơ chế:
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua cây, con giống (đối với chuỗi mới) nhưng không quá 50 triệu đồng/mô hình; Hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận ATTP, VietGap, Rau hữu cơ, kinh phí xây dựng nhãn hiệu, mã truy xuất nguồn gốc; Hỗ trợ mặt bằng kinh doanh: Hỗ trợ 50% kinh phí thuê mặt bằng kinh doanh trong 02 năm đầu với mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/năm.
- Ngoài ra, thực hiện theo Quyết định số 291/QĐ-UBND để triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh về liên kết sản xuất.
2.4. Phát triển kinh tế vườn  (vườn hoa, ruộng hoa, cây ăn trái) gắn với du lịch sinh thái hình thành mô hình du lịch nông nghiệp.
2.4.1. Công tác tuyên truyền, định hướng: Tận dụng lợi thế về địa thế ven đô, có các vùng chiêm trũng thấp để phát triển nuôi thủy sản, có các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, vùng gò đồi trồng cây ăn quả, các di tích lịch sử,… khuyến khích người dân phát triển kinh tế vườn gắn với định hướng kết nối du lịch nông nghiệp, thương mại dịch vụ như câu cá, nhà hàng,…
- Khuyến khích doanh nghiệp du lịch, động viên hội viên nông dân cải tạo, chỉnh trang cơ sở vật chất, cây trồng, vườn hoa, ruộng hoa, ngõ hoa trong chương trình xây dựng tuyến phố văn minh đô thị gắn với phục vụ du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường; có thái độ ứng xử thân thiện, mến khách, tôn trọng và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại địa phương.
- Chú trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng gồm nhiều nhà vườn liên kết lại thành chuỗi với những sản phẩm cây ăn quả, thủy sản sạch để phục vụ du khách.
2.4.2 Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: UBND phường sẽ tập trung hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị Thành phố hỗ trợ theo cơ chế đối với hộ:
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, 50% kinh phí phân bón vụ đầu tiên nhưng không quá 50 triệu đồng/ha; Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy móc thiết bị (máy làm đất, thu hoạch, sơ chế, chế biến), điện, đóng giếng, đào ao nuôi cá, cải tạo mặt bằng, chặt phá cây tạp, cải tạo ngõ hoa, cổng hoa…. Với mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/ha; Hỗ trợ 50% kinh phí hệ thống tưới tiết kiệm, tưới nước công nghệ cao, tổng kinh phí tối đa 100 triệu đồng/ha; Hỗ trợ người dân 100% tham quan học tập mô hình, đào tạo nghề nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch, đào tào nghề chăm sóc cắt tỉa cây cảnh; Lồng ghép cơ chế đề án phát triển du lịch của thành phố Tam Kỳ, các cơ chế hỗ trợ theo chương trình OCOP.
- Đối với cải tạo thành đất trồng màu, nuôi trồng thủy sản: thành phố hỗ trợ 50% kinh phí san lấp mặt ruộng để tạo tầng canh tác với mức hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng/ha/dự án đất hoang hóa được cải tạo để sản xuất các loại cây màu, rau quả thực phẩm và đào ao nuôi thủy sản. Ngoài ra, nếu có vay vốn thành phố sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vay từ 1 đến 3 năm theo quy mô dự án.
- Ngân sách phường sẽ lồng ghép hỗ trợ cải tạo vườn tạp theo cơ chế để hình thành các vùng cây ăn quả tập trung và đặc trưng của địa phương. Về cải tạo vườn tạp: Khảo sát và vận động 02 hộ gia đình tại khối phố Xuân Đông và Xuân Tây để cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng địa phương và nhu cầu thị trường, năm 2022 thử nghiệm mô hình trồng dừa xiêm lùn và cây ổi.
2.5 Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh:
- UBND phường sẽ đăng ký với Phòng Kinh tế thành phố Tam Kỳ danh sách các hộ nông dân chuyên về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
- Phối hợp với Hội Nông dân phường xây dựng kế hoạch tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Ban Kinh tế phường:
Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân phường
3. Dự trù kinh phí thực hiện:
- Kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng: theo danh mục công trình được phê duyệt đầu tư, bao gồm nguồn ngân sách thành phố và ngân sách địa phương.
- Kinh phí hỗ trợ các chương trình, mô hình theo các chính sách của HĐND tỉnh, thành phố: theo mô hình và dự án đăng ký của các hộ.
- Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn ngân sách địa phương: 60.000.000 đồng, trong đó:
+ Mở các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm: 10.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ 50% chi phí thuê mặt bằng bán hoa (đối với vị trí bán trên địa bàn phường, do phường quản lý: 15.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ cải tạo 02 vườn tạp: 10.000.000đồng.
+ Hỗ trợ 02 mô hình giống vật nuôi mới: 20.000.000đồng.
+ Hỗ trợ 02 mô hình nuôi thủy đặc sản: 5.000.000đồng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Kinh tế phường:
- Tham mưu UBND phường củng cố Ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phường và thành lập Tổ công tác chỉ đạo xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Tổ công tác do Trưởng Ban Kinh tế trực tiếp chỉ đạo, điều hành; thành viên kiêm nhiệm của tổ công tác gồm các thành viên của Ban Kinh tế
- Chủ trì rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn phường; giúp UBND phường và hộ nông dân xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, hướng dẫn thủ tục trình duyệt phương án; triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất của tỉnh, thành phố và phường theo đúng quy định, đồng thời chỉ đạo sản xuất tại các vùng quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung và xây dựng các vùng nông nghiệp sinh thái.
- Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thành phố Tam Kỳ, Trung tâm Văn hóa – Thể thao phường mở các lớp tập huấn để tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao cho các vùng sản xuất tập trung. Nghiên cứu mở rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, sử dụng thức ăn tự nhiên để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; triển khai thực hiện nghiêm túc Luật chăn nuôi và bảo vệ thực vật trên địa bàn phường;
2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường:
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Trung ương, tỉnh, thành phố và của địa phương trên hệ thống truyền thông, website của phường, đặc biệt là tuyên truyền về các mô hình kinh tế mới, cách làm hay, hiệu quả,..
- Phối hợp với Ban Kinh tế phường trong việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất,..
3. Công chức Tài chính - Kế toán phường: có trách nhiệm tham mưu UBND phường bố trí nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện đề án theo kế hoạch. Hướng dẫn thanh quyết toán đúng quy định.
4. Công chức Địa chính - Xây dựng: tham mưu UBND phường về những địa điểm, khu vực quy hoạch sản xuất tập trung để đảm bảo tính lâu dài, ổn định khi thực hiện sản xuất. Tham mưu kế hoạch triển khai thực hiện phương án dồn điền đổi thửa cục bộ và hướng dẫn thủ tục chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng phù hợp.
5. Kính đề nghị UBMT &  các tổ chức hội, đoàn thể:
- Thực hiện tốt việc tuyên truyền các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh, thành phố và địa phương đến đoàn, hội viên của mình và vận động đoàn, hội viên tăng cường phát triển triển kinh tế, tập trung đầu tư, thâm canh, mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn cho thị trường.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất, đăng ký xây dựng mô hình nông nghiệp, mô hình sản xuất, chăn nuôi, xây dựng sản phẩm ocop của đoàn hội viên mình để Ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phường xem xét hỗ trợ. Gắn các nội dung hoạt động của Mặt trận, đoàn thể với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - đô thị trên địa bàn phường. 
Nơi nhận:                                                     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- Phòng Kinh tế TP. Tam Kỳ (bc);                            CHỦ TỊCH
- Đảng ủy, HĐND phường (bc);
- UBMT & các đoàn thể (p/hợp);                       #ChuKyLanhDao
- Các ngành trực thộc;
- Chi bộ, BND các khối phố;
- Lưu VP.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
.