Bảng song ngữ giới thiệu Di tích lịch sử địa điểm thành lập Chi bộ Sông

Thứ ba - 19/03/2024 04:01
Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông tại khối phố Xuân Bắc phường Trường Xuân được vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 31/12/2020
The historical relic of the establishment site of the Song Party Branch in Truong Xuan Ward has been honored to receive the Provincial-level Historical Relic Certificate in Decision No. 4009/QD-UBND dated December 31, 2020.
Một goc khuôn viên Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông
Một goc khuôn viên Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông
I. TÊN GỌI DI TÍCH: Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH
1. Địa điểm di tích
Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông tại khối phố Xuân Bắc (KP2 cũ) thuộc phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2. Đường đi đến di tích
Từ trung tâm thành phố Tam Kỳ, theo đường Hùng Vương về hướng Nam khoảng 1,5km đến ngã tư Hùng Vương – Trần Cao Vân. Từ ngã tư Hùng Vương - Trần Cao Vân rẽ phải lên hướng Trường Xuân, qua khỏi đường sắt 200m, rẽ phải vào đường bê tông khoảng 80m là Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông.

Cây Cốc trước khi xây dụng tiểu hoa viên tại Di tích lịch sử Chi bộ Sông

Cây Cốc sau khi xây dựng tiểu hoa viên tại Di tích lịch sử Chi bộ Sông
III. KẾT CẤU ĐÀI BIA:
Phần đài bia, gồm 3 phần:
- Phần đặt chân đế đài bia: Là một mặt bằng có hình chữ nhật với 2 cạnh là 5.31m x 11.25m, toàn bộ mặt đế được nâng cao so với mặt đất hiện tại là 01m. Để thuận tiện từ mặt đất lên đài bia có 03 lối lên gồm 07 bậc cấp, các dộ cao các bậc cấp khác thấp tiện cho các em nhỏ và người lớn tuổi dễ đặt bước chân (15cm). Riêng bậc cấp ở mặt chính được mở rộng ở phần chân và lượn cong, thu nhỏ ở phần trên tạo nên sự trang trọng và mỹ thuật cho hướng chính của bia, trụ lang can hai bên thành bậc cấp những như các cột bao quanh phần sân đế đài bia đều có kiểu dáng cách điệu như phần thân đài chính.
- Phần bệ đài bia: Phần này gồm 4 gờ trang trí liền nhau theo thứ tự:
+ Gờ bên dưới cao 15cm cạnh hình vuông mở rộng 2.07 x 2.13m. Đây chính là hình thức của một bồn cỏ hoặc bồn hoa làm nền để tăng sự trang trọng cho đài chính, gờ này được kết cấu bằng bê tông cốt thép tô phủ đá mài bên ngoài, chừa khoảng trống để tạo lối vào bệ đài.
+ Gờ thứ 2 cũng cao 15cm nhưng cạnh nhỏ hơn 1.96 x 2.02m, gờ này cũng tô đá mài hoặc áp đá màu sẩm như là bệ đỡ cho gờ lớn bên trên.
 + Gờ trên hình thức một cuốn sách đang mở với 4 mặt giống nhau, riêng hướng mặt chính của đài bia thì phần mặt trang sách được khắc chữ lõm hoặc đính chữ nổi mang nội dụng của văn bia. 4 mặt của cuốn sách được liên kết với trụ đài bằng bê tông cốt thép, các chân cuốn sách bố trí chìa ra, liên kết các mặt trang sách tô đá mài nâu sẫm hoặc lục sẫm.
+ Gờ trên chỉ dày 13cm, mặt có hình tròn như hình thức trống đồng , có mặt trên tô các gờ chỉ thể hiện hình hoa văn ngôi sao phần mặt trống được đổ bê tông có lõi thép liên kết với 3 lá của kết cấu đài chính.
- Cột đài chính: được biểu hiện hình 3 lá cờ, cũng có thể xem như ba chồi lá mầm. mạnh mẽ vươn lên từ mảnh đất truyền thống dân tộc và cũng phù hợp với ý nghĩa 3 đồng chí đầu tiên tổ chức Chi bộ Sông.
 Ba biểu tượng này được thể hiện bằng các lá bê tông hơi cong ôm khắng khít nhau, tạo thế 3 chân vững chãi cắm từ tâm mặt trống đồng vươn lên với chiều cao khác nhau, hầu tạo vẽ thẩm mỹ cho mắt nhìn vào lá cao nhất (cao 4.5m từ vị trí đứng ở sân trong của nền đài) được gắn biểu tượng búa liềm.
 Toàn bộ 3 lá biểu tượng này có thể tô đá mài màu hồng. Đài bia được xây dựng trong Tiểu hoa viên nên tạo được cảnh quan sạch đẹp.
IV. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHI BỘ SÔNG:
Chi bộ Sông ra đời và trực tiếp lãnh đạo các phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương trong thời kỳ cả nước thực hiện chuyển hướng hoạt động theo chủ trương giải phóng dân tộc của Đảng và trong bối cảnh lịch sử hết sức phức tạp. Trên các địa bàn lãnh đạo của Chi bộ Sông từ thị trấn Tam Kỳ, Trường Xuân và các xã vùng tây bắc của phủ Tam Kỳ, các phong trào đấu tranh chống đế quốc và tay sai của nhân dân diễn ra khá đều khắp, phong phú và đa dạng. Các đảng viên của Chi bộ Sông đều thể hiện bản lĩnh kiên cường, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Để bày tỏ lòng thành kính tri ân đối với các thế hệ cha anh đã tham gia chiến đấu, hy sinh trong cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc, Di tích tích sử “Địa điểm thành lập Chi bộ Sông”, trình UBND tỉnh công nhận, xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 31/12/2020.
Tháng 5 năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Tam Kỳ được thành lập tại chùa Ông (Phước Hòa). Tuy nhiên, cũng giống như tình hình chung của cả nước, trước sự khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng 1930 - 1931, chi bộ Đảng ở Tam Kỳ bị vỡ, hầu hết đảng viên của chi bộ đều sa vào tay giặc, nhiều quần chúng cảm tình với Đảng bị bắt, bị tù đày hoặc bị giết, phong trào cách mạng rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn, mãi đến ngày 15/8/1933, Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ mới được thành lập. 
Trên địa bàn Tam Kỳ, ngoài những chi bộ Đảng ở phía nam của Phủ vẫn âm thầm hoạt động, bất chấp sự đánh phá của kẻ thù trong năm 1935. Đặc biệt, đến thời điểm này, ta cũng đã thành lập được tổ chức chi bộ Đảng. Về tổ chức quần chúng ở cơ sở, tại Trường Xuân, Xuân Trung (nay thuộc xã Tam Thái, huyện Phú Ninh), ta thành lập tổ chức Cứu tế đỏ và các nhóm đọc sách báo, các tủ sách gia đình làm đại lý cho hiệu sách “Việt Quảng” của Tỉnh ủy ở Đà Nẵng. Đặc biệt, nhà ông xã Bổ còn là nơi gặp gỡ công khai của các hào lý, hương sự có cảm tình với cách mạng và các trí thức tiến bộ của tổng Chiên Đàn để bàn việc chống xâu, chống thuế, ủng hộ cách mạng.
Ngày 01/9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương ra sức đàn áp khủng bố cách mạng. Đảng bộ Tam Kỳ một lần nữa bị tổn thất nặng; ngay cả một số cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên của các chi bộ Đảng cánh bắc Tam Kỳ như Chi bộ Mỹ Sơn, Chi bộ ghép Ngọc Thọ - Phú Ninh, Chi bộ Hòa Thanh - Quảng Phú đều lần lượt rơi vào tay địch.
Thực hiện chủ trương của Đảng, các đảng viên còn lại của Phủ ủy Tam Kỳ như Võ Chí Công, Nguyễn Sắc Kim, Đào Thuần Thăng…, đã tích cực liên lạc, nắm bắt các cơ sở còn lại, bàn kế hoạch ổn định tư tưởng, củng cố các tổ chức phản đế như Cứu tế đỏ, Đoàn Thanh niên, phụ nữ, nông dân...Theo đó, tổ chức Cứu tế đỏ trên địa bàn Trường Xuân - Xuân Trung được củng cố, phát triển thêm hội viên, tiếp tục sinh hoạt trong điều kiện bí mật, tham gia rải truyền đơn chống chiến tranh đế quốc.
Tháng 5 năm 1940, đồng chí Lê Thuyết thành lập chi bộ ghép Ngọc Mỹ - Quý Thượng, phân công đồng chí Đỗ Hoành làm bí thư. Tháng 7 năm 1940, để phù hợp với tình hình mới, thực hiện sự chỉ đạo của Phủ ủy Tam Kỳ, trên cơ sở của Chi bộ ghép Ngọc Mỹ - Quý Thượng, Liên chi bộ phía Bắc Tam Kỳ (tên thường gọi là Liên chi bộ Bắc) chính thức được thành lập, gồm 11 đảng viên ở các xã Ngọc Mỹ, Quý Thượng, Quảng Phú, Trường Xuân, Xuân Trung, Hòa Thanh do đồng chí Lê Huy Lưu - Phủ ủy viên làm Bí thư. Các tổ chức quần chúng (thanh niên, phụ nữ, nông hội phản đế) tiếp tục được kiện toàn, phát triển ở nhiều nơi. Trong đó, Trường Xuân, Xuân Trung là những địa phương phát triển mạnh nhất.
Tháng 10 năm 1940, được Liên chi bộ phía Bắc Tam Kỳ và Phủ ủy đồng ý, các đảng viên của Trường Xuân, Xuân Trung, Phú Ninh đã họp tại đình làng Trường Xuân, trước sự chứng kiến của đồng chí Võ Chí Công– Bí thư Phủ ủy và đồng chí Lê Huy Lưu – Bí thư Liên chi bộ phía Bắc Tam Kỳ đã tuyên bố thành lập Chi bộ ghép Trường Xuân – Phú Ninh gồm 4 đảng viên (Nguyễn Dậu, Nguyễn Tiến Lợi, Nguyễn Tấn Luân, Nguyễn Luận), do đồng chí Nguyễn Dậu làm Bí thư. Chi bộ ghép Trường Xuân – Phú Ninh ra đời, là bước phát triển mới của tổ chức Đảng trên mảnh đất Trường Xuân – Xuân Trung, đánh dấu sự chuyển mình quan trọng của phong trào cách mạng trên địa bàn, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp nhân dân trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. 
Sau khi thành lập, Chi bộ ghép Trường Xuân - Phú Ninh tập trung lãnh đạo công tác tư tưởng, mở rộng địa bàn hoạt động, tiếp xúc những người tiến bộ, vận động, tuyên truyền tập hợp quần chúng đứng về phía cách mạng, phát triển đảng viên, tạo nên lực lượng đông đảo hướng về cách mạng, chống lại bọn tay sai gian ác.
Tính đến tháng 02/1942, Chi bộ Sông có 14 đảng viên, trong đó có một số đồng chí mới được kết nạp vào Đảng như Trương Liên, Nguyễn Ngựa (Xuân Trung); Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Ngọc Toản, Trần Hoàng (Trường Xuân); Đỗ Thế Chấp, Đỗ Hưng (Trường An)…; trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trong dinh lũy của kẻ thù ở Tam Kỳ, nơi có các cơ quan đầu não của chính quyền Nam triều và thực dân Pháp (Phủ lỵ Tam Kỳ, tòa Đại Lý) và trên một địa bàn rất rộng lớn, bao gồm thị trấn Tam Kỳ và các xã vùng tây bắc của phủ như: Xuân Trung, Khánh Thọ, Long Sơn, Phước Lợi, Ngọc Thọ, Trường An, Đại Hanh.
Chi bộ Sông tổ chức thành công 3 cuộc mitting do Phủ ủy giao Chi bộ thực hiện ở Gò Trời, rừng Đình, núi Quánh. Trong đó, lớn nhất là cuộc mitting tại núi Quánh (Phú Ninh) gần đèo Tư Yên vào ngày mồng 4 tết Nhâm Ngọ (18/2/1942), thu hút trên 300 người tham dự, để nghe trực tiếp các đồng chí đại diện Phủ uỷ giải thích về Chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh…Ngay sau cuộc mítting tại núi Quánh, Chi bộ Sông còn tổ chức một cuộc mitting với quy mô nhỏ tại rừng Làng (Trường Xuân), do đồng chí Nguyễn Dậu trực tiếp tổ chức.
Chi bộ Sông với vai trò và sứ mệnh của “Chi bộ Đặc biệt” đã vững vàng lãnh đạo Nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Phủ ủy Tam Kỳ và Tỉnh ủy Quảng Nam tin tưởng giao phó.Các đảng viên của Chi bộ Sông đều thể hiện bản lĩnh kiên cường, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Sông gắn liền với những sự kiện, nhân vật lịch sử không chỉ của địa phương Trường Xuân mà còn gắn liền với những nhân vật lịch sử của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và cả nước.  
Việc công nhận di tích lịch sử và khôi phục lại nguyên trạng di tích, không chỉ thể hiện sự tri ân và báo ân đối với các thế hệ đi trước, mà còn là một “địa chỉ đỏ” có giá trị lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
V. CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU GẮN LIỀN VỚI CHI BỘ SÔNG
Điểm qua quá trình hình thành và phát triển của Chi bộ Sông, chúng ta dễ dàng nhận thấy không ít các nhân vật lịch sử từng gắn bó mật thiết với Chi bộ Sông, mà tầm vóc ảnh hưởng của họ không chỉ với lịch sử của Tam Kỳ, của Quảng Nam, mà còn có tầm ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc trên các chặng đường quan trọng của lịch sử, tiêu biểu như: 
1.  Đồng chí Võ Toàn (Võ Chí Công, 1912 - 2011)
Quê quán: Xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 10 năm 1940, với tư cách là Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ, đồng chí Võ Toàn đã trực tiếp chứng kiến sự thành lập Chi bộ ghép Trường Xuân – Phú Ninh (bí danh là Chi bộ Sông từ tháng 9/1941) tại đình làng Trường Xuân.
2. Đồng chí Trương Chí Cương (1919 - 1975)
Quê quán: Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam (bổ sung, 11/1941), Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên (5/1945), Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận (cuối năm 1946), Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (đầu năm 1950), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (7/1954), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (cuối năm 1959), Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Khu ủy 5 (5/1961), Phó Trưởng ban miền Nam của Trung ương Đảng (1973)
Tháng 9 năm 1941, với tư cách Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ, tại Trường Xuân, đồng chí Trương Chí Cương đã triệu tập Chi bộ ghép Trường Xuân – Phú Ninh họp tại nhà bà Nguyễn Thị Bếp (Trường Xuân Đông), quyết định giao nhiệm vụ cho chi bộ phụ trách thị trấn Tam Kỳ và các xã vùng tây bắc của phủ, lấy bí danh là Chi bộ Sông (còn gọi là Chi bộ Đặc biệt).
3. Đồng chí Đào Đắc Trinh (1919 - 1992)
Quê quán: Xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Nguyên Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ (từ tháng 02/1950), Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (từ tháng 3/1963), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Nam; Trưởng ban Tài chính khu Trung Trung Bộ
Đồng chí Đào Đắc Trinh được Chi bộ Sông tổ chức kết nạp Đảng vào tháng 01 năm 1941, trở thành đảng viên chính thức của chi bộ vào tháng 4 năm 1941.
4. Đồng chí Đỗ Thế Chấp (1922 - 1992)
Quê quán: Xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Nguyên Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ (từ cuối năm 1960), Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (từ tháng 01/1969), kiêm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (từ tháng 5/1975); Trưởng đoàn chuyên gia tại tỉnh Battambong (Campuchia, 1982); Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Đồng chí Đỗ Thế Chấp được Chi bộ Sông tổ chức kết nạp Đảng vào tháng 01 năm 1941, trở thành đảng viên chính thức của chi bộ vào tháng 4 năm 1941.
4.5. Đồng chí Trần Minh (Trần Minh Mẫn, 1926 - 2008)
Quê quán: Phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Kỳ (từ tháng 8/1947), Phó Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam (từ tháng 7/1959); Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam (từ tháng 12/1962); Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam (từ tháng 10/1967); thành viên Ban Tuyên huấn Trung ương (từ tháng 8/1971)
Đồng chí Trần Minh (Trần Minh Mẫn) trong thời kỳ vận động cách mạng thực hiện Nghị quyết Trung ương VIII của Đảng (5/1941), tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, mặc dù chỉ là một quần chúng cảm tình của Đảng, nhưng đã được Liên chi bộ Sông tin tưởng giao làm Trưởng ban vận động cứu quốc xã Trường Xuân (nay là phường Trường Xuân). Đồng chí đã có công lao to lớn trong việc tập hợp thân hào, lý hương, địa chủ, phú nông có tinh thần yêu nước, tiến bộ tham gia vào Mặt trận Việt Minh xã, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nhân tố quan trọng đảm bảo sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Trường Xuân nói riêng, Tam Kỳ nói chung. Đồng chí được kết nạp Đảng ngày 09/9/1945, trở thành đảng viên chính thức ngày 05/5/1946.  
* Bảng dịch

The historical relic of the establishment site of the Song Party Branch in Truong Xuan Ward has been honored to receive the Provincial-level Historical Relic Certificate in Decision No. 4009/QD-UBND dated December 31, 2020.
I. NAME OF THE HISTORICAL SITE: Historical relic of the establishment site of the Song Party Branch
1. Historical site location:
Historical relic of the establishment site of the Song Party Branch in Xuan Bac neighborhood (old KP2) in Truong Xuan ward, Tam Ky city, Quang Nam province.
2. Directions to the historical site:
From the center of Tam Ky city, follow Hung Vuong street towards the South for about 1.5km to the intersection of Hung Vuong - Tran Cao Van. From the intersection of Hung Vuong - Tran Cao Van, turn right towards Truong Xuan, cross the railway about 200m, then turn right onto a concrete road for about 80m to reach the historical relic of the establishment site of the Song Party Branch.
III. STRUCTURE OF THE MONUMENT: The monument consists of 3 parts:
- Base of the monument: It is a rectangular area with dimensions of 5.31m x 11.25m, the entire base is elevated 1m above the current ground level. For easy access from the ground to the monument, there are 3 stairways with 7 steps each, varying in height to accommodate children and elderly individuals with 15cm step increments. The main stairway is widened at the base and curves gracefully, narrowing towards the top to add elegance and artistic flair to the main direction of the monument. The handrails on both sides of the stairways resemble columns surrounding the courtyard of the monument, all designed in a decorative style similar to the main structure of the monument.
- Pedestal of the monument: This part consists of 4 decorative ledges arranged in sequence:
+ The bottom ledge is 15cm high with a square shape measuring 2.07 x 2.13m. This serves as a base for decorative purposes, constructed with reinforced concrete covered with polished stone on the outside, leaving space for entry to the pedestal.
+ The second ledge, also 15cm high but smaller in size at 1.96 x 2.02m, is also adorned with polished or colored stone to support the larger ledge above.
+ The top ledge is designed in the form of an open book with 4 identical sides. The front side of the book is engraved with raised or recessed characters representing the content of the monument. The four sides of the book are connected to the main structure by reinforced concrete, with the book's feet protruding outward and the surfaces adorned with dark brown or greenish polished stone.
+ The top ledge is only 13cm thick, with a circular shape resembling a drum, featuring star-shaped floral patterns on the top surface. The hollow center of the drum is filled with steel-reinforced concrete, linking it to the 3 leaves of the main monument structure.
- Main column of the monument: Represented by 3 flag-shaped leaves, also resembling three sprouting seedlings. These sturdy symbols rise from the traditional land of the people and are in line with the significance of the first three comrades who organized the Song Party Branch. These symbols are depicted by slightly curved concrete leaves tightly embracing each other, forming three sturdy legs rising from the center of the bronze drum face at different heights, creating an aesthetic focal point with the tallest leaf (4.5m from the standing position in the inner courtyard of the pedestal) adorned with a hammer and sickle symbol. The entire three symbolic leaves can be polished in pink stone. The monument is built within a small garden to create a beautiful and clean landscape.
IV. SOME FEATURES OF THE FORMATION PROCESS OF SONG COMMUNE:
          The Song Party Branch was born and directly led the local people's struggle movements during the period when the whole country implemented the shift in activities according to the Party's national liberation policy and in the extremely complex historical context. In the leadership areas of the Song Party Branch from Tam Ky town, Truong Xuan, and the northwestern villages of Tam Ky district, the movements against colonialism and traitors by the people have occurred fairly consistently, richly, and diversely. Members of the Song Party Branch have all shown strong resilience, absolute loyalty to revolutionary ideals, and readiness to sacrifice for the cause of national liberation.
          To express deep gratitude to the generations of ancestors who participated in the struggle and sacrificed in the fight for national liberation, the historical relic "Establishment Site of  the Song Party Branch" was submitted to the Provincial People's Committee for recognition and provincial-level historical relic ranking in Decision No. 4009/QD-UBND dated December 31, 2020.
In May 1930, the first Communist Party branch in Tam Ky was established at the Ong Pagoda (Phuoc Hoa). However, similar to the general situation nationwide, in the face of the brutal terrorism of the French colonialists against the revolutionary movement from 1930 to 1931, the Party branch in Tam Ky was shattered. Most of the party members of the branch fell into the hands of the enemy, many sympathizers with the Party were arrested, exiled, or killed. The revolutionary movement was in an extremely difficult situation until August 15, 1933, when the interim Tam Ky Provincial Committee was established.
In the area of Tam Ky, despite the destruction by the enemy in 1935, Party branches in the southern part of the district continued to operate quietly. Particularly, by this time, we had also established Party branch organizations. At the grassroots level, in Truong Xuan, Xuan Trung (now part of Tam Thai commune, Phu Ninh district), we established Red Cross organizations and reading groups, family libraries acting as agents for the "Viet Quang" bookstore of the Provincial Party Committee in Da Nang. Especially, Mr. Bo's house was a public meeting place for righteous individuals, sympathizers of the revolution, and progressive intellectuals of the Chiên Đàn to discuss anti-exploitation, anti-taxation, and support for the revolution.
On September 1, 1939, the Second World War erupted, and the French colonialists in Indochina intensified their repression and terrorism against the revolution. The Tam Ky Party committee suffered heavy losses once again; even some officials, party members, and steadfast supporters of Party branches in northern Tam Ky such as the My Son Party branch, the combined Ngoc Tho - Phu Ninh Party branch, the Hoa Thanh - Quang Phu Party branch, all fell into the hands of the enemy.
          Implementing the Party's direction, the remaining Party members of the Tam Ky Provincial Committee such as Vo Chi Cong, Nguyen Sac Kim, Dao Thuan Thang, etc., actively maintained communication, grasped the remaining bases, discussed plans to stabilize ideology, and strengthened anti-colonial organizations such as the Red Cross, Youth Union, women's unions, farmers, etc. Consequently, the Red Cross organization in the Truong Xuan - Xuan Trung area was reinforced, expanded its membership, continued activities under secrecy, and participated in disseminating anti-imperialist leaflets.
In May 1940, Comrade Le Thuyet established the combined Ngoc My - Quy Thuong Party branch, appointing Comrade Do Hoanh as the secretary. In July 1940, to adapt to the new situation and implement the guidance of the Tam Ky Provincial Committee, based on the Ngoc My - Quy Thuong combined Party branch, the Northern Tam Ky Branch Association (commonly known as the Northern Branch Association) was officially established, consisting of 11 party members from Ngoc My, Quy Thuong, Quang Phu, Truong Xuan, Xuan Trung, Hoa Thanh, led by Comrade Le Huy Luu - member of the Provincial Committee as the Secretary. Mass organizations (youth, women, anti-imperialist farmers) continued to be consolidated and developed in many places. Among them, Truong Xuan and Xuan Trung were the most developed areas.
In October 1940, with the approval of the Northern Tam Ky Branch Association and the Provincial Committee, party members from Truong Xuan, Xuan Trung, and Phu Ninh convened at the Truong Xuan village communal house, in the presence of Comrade Vo Chi Cong - Secretary of the Provincial Committee, and Comrade Le Huy Luu - Secretary of the Northern Tam Ky Branch Association, to announce the establishment of the combined Truong Xuan - Phu Ninh Party branch consisting of 4 members (Nguyen Dau, Nguyen Tien Loi, Nguyen Tan Luan, Nguyen Luan), with Comrade Nguyen Dau serving as the Secretary. The establishment of the combined Truong Xuan - Phu Ninh Party branch marked a new development of the Party organization in the Truong Xuan - Xuan Trung area, signifying an important transformation of the revolutionary movement in the region, meeting the urgent aspirations of the people on the path to struggle for national independence.
After its establishment, the combined Truong Xuan - Phu Ninh Party branch focused on leading ideological work, expanding its operational areas, contacting progressive individuals, mobilizing and propagating to gather the masses in support of the revolution, developing party members, and creating a strong force aligned with the revolutionary cause to resist the cruel oppressors.
As of February 1942, the Song Party branch had 14 members, including some new comrades who were admitted to the Party such as Truong Lien, Nguyen Ngua (Xuan Trung); Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Ngoc Toan, Tran Hoang (Truong Xuan); Do The Chap, Do Hung (Truong An)... They directly led the revolutionary movement within the enemy's stronghold in Tam Ky, where the nerve centers of the South Court government and the French colonialists were located (Tam Ky headquarters, the Dai Ly court), and over a vast area, including Tam Ky town and the northwestern villages of the district such as Xuan Trung, Khanh Tho, Long Son, Phuoc Loi, Ngoc Tho, Truong An, Dai Hanh.
The Song Party branch successfully organized three meetings as assigned by the Provincial Committee at Go Troi, Dinh Forest, and Quanh Mountain. Among them, the largest meeting was held at Quanh Mountain (Phu Ninh) near the Tu Yen pass on the 4th day of the Lunar New Year of the Snake (February 18, 1942), attracting over 300 participants who gathered to directly hear representatives of the Provincial Committee explain the Program and Statutes of the Viet Minh Front... Immediately after the meeting at Quanh Mountain, the Song Party branch also organized a smaller-scale meeting in Lang Forest (Truong Xuan), directly led by Comrade Nguyen Dau.
The Song Party branch, with its role and mission as a "Special Party Branch," firmly led the people to successfully fulfill the tasks entrusted by the Tam Ky Provincial Committee and the Quang Nam Provincial Party Committee. The members of the Song Party branch all demonstrated strong resilience, absolute loyalty to revolutionary ideals, and readiness to sacrifice for the cause of national liberation.
The historical relic of the Establishment Site of the Song Party Branch is closely associated with events and historical figures not only in the local Truong Xuan area but also with historical figures in the city of Tam Ky, Quang Nam province, and the whole country.
The recognition of the historical relic and its restoration to its original condition not only expresses gratitude and repays debts to past generations but also serves as a "red address" of historical value in educating the patriotic and revolutionary traditions for cadres, party members, and the people, especially for the younger generation. At the same time, it contributes to the socioeconomic development of the locality.
V. PROMINENT HISTORICAL FIGURES ASSOCIATED WITH THE SONG PARTY BRANCH
Điểm qua quá trình hình thành và phát triển của Chi bộ Sông, chúng ta dễ dàng nhận thấy không ít các nhân vật lịch sử từng gắn bó mật thiết với Chi bộ Sông, mà tầm vóc ảnh hưởng của họ không chỉ với lịch sử của Tam Kỳ, của Quảng Nam, mà còn có tầm ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc trên các chặng đường quan trọng của lịch sử, tiêu biểu như:
1. Comrade Vo Toan (Vo Chi Cong, 1912 - 2011)
Address: Tam Xuan 1 commune, Nui Thanh district, Quang Nam province.
Former member of the Politburo, Chairman of the Council of State (now President), Socialist Republic of Vietnam, former Advisor to the Central Committee of the Communist Party of Vietnam.
In October 1940, as the Secretary of the Tam Ky Provincial Committee, Comrade Vo Toan directly witnessed the establishment of the combined Truong Xuan - Phu Ninh Party branch (later known as the Song Party branch since September 1941) at Truong Xuan village communal house..
2. Comrade Truong Chi Cuong (1919 - 1975)
Address: Nam Phuoc town, Duy Xuyen district, Quang Nam province.
Former Provincial Party Committee member of Quang Nam (appointed in November 1941), Secretary of the Phu Yen Provincial Party Committee (May 1945), Secretary of the Ninh Thuan Provincial Party Committee (late 1946), Secretary of the Binh Thuan Provincial Party Committee (early 1950), Secretary of the Quang Nam Provincial Party Committee (July 1954), Secretary of the Quang Nam - Da Nang Provincial Party Committee (late 1959), Alternate member of the Party Central Committee Secretariat, Deputy Secretary of the Party Committee of Region 5 (May 1961), Deputy Head of the Southern Region Committee of the Party Central Committee (1973).
In September 1941, as the Secretary of the Tam Ky Provincial Committee, Comrade Truong Chi Cuong convened the combined Truong Xuan - Phu Ninh Party branch meeting at Mrs. Nguyen Thi Bep's house (Truong Xuan Dong), deciding to assign tasks to the branch responsible for Tam Ky town and the northwestern villages of the district, under the pseudonym of the Song Party branch (also known as the Special Party Branch).
3. Comrade Dao Dac Trinh (1919 - 1992)
Address: Tam Ngoc commune, Tam Ky city, Quang Nam province.
Former Secretary of the Tam Ky District Party Committee (from February 1950), Deputy Secretary of the Quang Nam Provincial Party Committee (from March 1963), Chairman of the Revolutionary People's Committee of Quang Nam province; Head of the Finance Department of the Central Central Region.
Comrade Dao Dac Trinh was admitted to the Party by the Song Party branch in January 1941 and became an official member of the branch in April 1941.
4. Comrade Do The Chap (1922 - 1992)
Address: Tam Xuan 1 commune, Nui Thanh district, Quang Nam province.
Former Secretary of the Tam Ky District Party Committee (from late 1960), Deputy Secretary of the Quang Nam Provincial Party Committee (from January 1969), concurrently Political Commissar of the Quang Nam Provincial Military Command; Deputy Permanent Secretary of the Quang Nam - Da Nang Provincial Party Committee (from May 1975); Head of the expert delegation in Battambang province (Cambodia, 1982); Hero of the Armed Forces.
Comrade Do The Chap was admitted to the Party by the Song Party branch in January 1941 and became an official member of the branch in April 1941.
5. Comrade Tran Minh (Tran Minh Man, 1926 - 2008)
Address: Truong Xuan Ward, Tam Ky City, Quang Nam Province.
Former Standing Committee member of the Tam Ky District Party Committee (from August 1947), Deputy Head of the Propaganda Department of the Quang Nam Provincial Party Committee (from July 1959); Provincial Party Committee member, Head of the Propaganda Department of the Quang Nam Provincial Party Committee (from December 1962); Standing Committee member of the Provincial Party Committee, Head of the Propaganda Department of the Quang Nam Provincial Party Committee (from October 1967); member of the Central Propaganda Department (from August 1971).
Comrade Tran Minh (Tran Minh Man) during the revolutionary movement period implementing the Party's Eighth Central Resolution (May 1941), advancing towards the August 1945 general uprising. Although just a sympathizer of the Party, he was entrusted by the Song Liaison Branch to lead the National Salvation Movement in Truong Xuan (now Truong Xuan Ward). Comrade Tran Minh made significant contributions to mobilizing landlords, intellectuals, local leaders, and patriotic farmers to participate in the Viet Minh Front, building a solid united front, a crucial factor ensuring the success of the August Revolution in Truong Xuan and Tam Ky in general. He was admitted to the Party on September 9, 1945, and became an official party member on May 5, 1946.

Tác giả bài viết: Hạnh Phạm, Trịnh Công Trường

Nguồn tin: Lý lịch Chi bộ Sông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đồ hành chính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
.